-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tổng đài chăm sóc và Hỗ trợ Khách hàng hoạt động suốt 7 ngày trong tuần
Thứ 2 - 7: hoạt động từ 7:30 - 20:00
Chủ nhật: hoạt động từ 8:00 - 17:00
Ở bài trước, Smee đã hướng dẫn ba mẹ một số kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh căn bản như: cho bé bú, cho bé ngủ, cách bế bé, thay tã, cho bé tắm và xử lý kịp thời khi bé bị trớ/hóc dị vật. Trong phần 2 của kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh, Smee muốn cung cấp thêm kiến thức cho ba mẹ để hiểu bé nhiều hơn qua tiếng khóc và xử lý các bệnh cơ bản hay gặp. Cùng Smee tìm hiểu ba mẹ nhé!
Khi chào đời, bé sẽ khóc để bắt đầu nhịp sống mới. Trong thời gian đầu khi chui khỏi bụng mẹ, bé có thể hay giật mình và quấy khóc do chưa quen. Khóc cũng là cách bé bày tỏ cảm xúc đói/ khó chịu/ ướt tã…vv
Nhiều ba mẹ rất sợ hãi tiếng khóc của con. Tuy nhiên, thực tế khóc lại là cách rất tốt để bé rèn luyện hô hấp, giúp nở phổi, vận động các cơ. Chỉ cần ba mẹ chú ý bé, đừng để bé khóc quá nhiều dẫn tới kiệt sức hay tím tái cơ thể thì biểu hiện khóc rất có lợi cho trẻ sơ sinh những ngày đầu.
Khóc vì đói:
Bé khóc vì đói sẽ hay mút tay. Vì dạ dày của trẻ sơ sinh rất bé và chưa hoàn thiện nên bé có thể phải “tiếp sữa” liên tục khoảng 1,5-2 tiếng/lần.
Khóc vì buồn ngủ:
Là khi bé đã ăn no, bắt đầu với tiếng khóc nhỏ sau đó lớn dần. Nếu mẹ kiểm tra mọi thứ bỉm đã thay, bé đã ăn, trên cơ thể bé không có hiện tượng gì đặc biệt thì chứng tỏ bé đang buồn ngủ mà thôi. Bé sơ sinh cơ bản dành thời gian cả ngày để ngủ. Bé chỉ thức dậy khi đói và khó chịu.
Khóc vì sợ hãi:
Bé có thể chẳng quen môi trường mới này một chút nào. Trong bụng mẹ vốn êm đềm và yên tĩnh, thế giới ngoài ồn ào hơn. Bé sẽ sợ hãi và khóc tiếng to. Để bé an tâm, mẹ hãy an ủi vỗ về bé. Mẹ có thể da kề da bé để bé cảm thấy được bảo vệ và cảm nhận hơi ấm từ cha mẹ.
Khóc vì bị bệnh lý:
Nếu bé quấy khóc liên tục không có dấu hiệu dừng lại, có thể bé đã gặp rắc rối về bệnh lý mà ba mẹ không hay biết. Ví dụ bé bị táo bón, bị hăm, tiêu chảy… Bé khóc kèm với biểu hiện nhợt nhạt, mệt mỏi, vã mồ hôi… Mẹ nên đưa bé tới bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra và chuẩn đoán kịp thời.
Khóc vì các nguyên nhân khác
Bé có thể khóc vì bị côn trùng cắn, vì mẹ chưa kịp thay bỉm, vì thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh hoặc đơn giản bé chỉ muốn “làm nũng” ba mẹ. Nếu đặt bé nằm bé sẽ khóc, khi bế bé lên bé ngay lập tức nín khóc thì phần lớn nguyên nhân là bé chỉ muốn mẹ để ý đến bé nhiều hơn thôi. Ba mẹ hãy giữ thói quen quan sát con để phát hiện các vấn đề và xử lý.
Điều quan trọng ba mẹ cần làm là giữ bình tĩnh, tìm nguyên nhân và giải pháp. Khi bé dần quen với môi trường mới, bé sẽ đỡ quấy khóc hơn
Nôn trớ:
Vì hệ tiêu hóa bé chưa hoàn thiện, ruột bé lúc này hình đường thẳng nên sẽ rất dễ nôn trớ. Hầu như bé sơ sinh nào cũng gặp tình trạng nôn trớ. Tuy nhiên nếu bé trớ quá nhiều 5-7 lần trong ngày thì có thể liên quan đến bệnh lý trào ngược dạ dày. Mẹ cần xem xét chế độ ăn của bé, không nên cho bé ăn quá nhiều một lần mà cần chia nhiều bữa nhỏ.
Tiêu chảy hoặc táo bón
Bé có thể mắc tiêu chảy hoặc táo bón khi sử dụng sữa công thức không phù hợp. Mẹ cần theo dõi chất thải của bé để khắc phục. Nếu bé không đi vệ sinh nhiều ngày và quấy khóc, mẹ nên đưa bé tới bệnh viện để tham khám. Mẹ cũng cần chú ý chế độ ăn uống, không nên ăn đồ nóng quá, lạnh quá, cay quá…sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ và làm bé đi ngoài.
Cảm lạnh
Bé sơ sinh cần được giữ ấm ngay cả trong ngày hè nóng bức. Thân nhiệt bé chưa ổn định nên ba mẹ không thể sử dụng quần áo mỏng manh cho trẻ. Tuy vậy, ba mẹ cũng không nên ủ bé qúa kỹ khiến bé nóng, chảy mồ hôi liên tục gây nên cảm lạnh. Cảm lạnh có rất nhiều nguyên nhân: do vi khuẩn, virus..vv Bé có thể khó thở, quấy khóc, nghẹt mũi… Mẹ cần vệ sinh đường mũi cho trẻ cẩn thận, hút mũi nhẹ nhàng thường xuyên, cho bé bú đầy đủ để nâng cao sức đề kháng.
Vàng da
Vàng da cũng là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Có 2 loại vàng da: sinh lý và bệnh lý. Vàng da sinh lý khá phổ biến, bé có thể mặc bệnh này nhưng vẫn ăn ngủ tốt thì mẹ không cần quá lo lắng.
Vàng da bệnh lý khá nguy hiểm: biểu hiện da vàng diện rộng, phân đi bạc màu, kéo dài nhiều ngày sau sinh… Ba mẹ cần đưa bé tới cơ sở y tế khám và chuẩn đoán bệnh.
Nấc cụt
Trẻ sơ sinh có thể thường xuyên bị nấc cụt, khoảng 3 lần/ngày. Nếu bé nấc không quá nhiều, mẹ có thể yên tâm, bé sẽ tự khỏi. Để khắc phục nấc cụt, khi bé ăn xong mẹ nên vỗ ợ hơi cho bé, không để bé ăn no quá hoặc đói quá. Mẹ nên cho bé bú thường xuyên cũng là một cách chữa nấc hiệu quả.
Một số bệnh thường gặp khác như: tưa lưỡi, hăm tã, rôm sảy, chàm, mụn sữa, viêm mắt… cũng là những bệnh hay gặp. Smee sẽ chia sẻ cách xử lý khi gặp phải các bệnh này ở chuỗi các bài viết tiếp theo.
Mẹ có thể trò chuyện với bé trong những ngày đầu đời để kết nối sợi dây tình cảm mẹ con. Mẹ giúp bé massage để bé dễ chịu. Đặc biệt khi bú xong một thời gian, mẹ con có thể chơi đùa với nhau bằng các thao tác đạp xe. Điều này sẽ giúp bé dễ tiêu hóa hơn.
Thời gian đầu, mẹ cũng cần tự trang bị kiến thức để chăm sóc bản thân mình. Khi mẹ mới sinh, cơ thể còn khá yếu ớt, tốt nhất mẹ hãy nhờ sự trợ giúp của người thân để dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ổn định sức khỏe. Đặc biệt, mẹ cần ăn đủ chất và uống đủ nước để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cả 02 mẹ con.
Những kiến thức cơ bản về việc chăm sóc trẻ sơ sinh tổng quát trên hy vọng sẽ giúp ba mẹ tự tin hơn khi xử lý các tình huống thường gặp. Hãy theo dõi các bài viết của Smee để cập nhật kiến thức nuôi con khỏe mạnh ba mẹ nhé.
Viết bình luận