-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tổng đài chăm sóc và Hỗ trợ Khách hàng hoạt động suốt 7 ngày trong tuần
Thứ 2 - 7: hoạt động từ 7:30 - 20:00
Chủ nhật: hoạt động từ 8:00 - 17:00
Giấc ngủ ở trẻ sơ sinh có vai trò vô cùng quan trọng không kém gì chế độ dinh dưỡng. Khi bé ngủ đủ giấc, bé sẽ nhanh lớn hơn, sức đề kháng tốt hơn và không quấy khóc cha mẹ. Bé sơ sinh dành phần lớn thời gian để ngủ. Bé có thể ngủ từ 16-18 tiếng mỗi ngày và chỉ thức dậy một vài lần để ‘ti mẹ”. Bài viết này, Smee muốn chia sẻ cùng ba mẹ những điều kỳ diệu trong giấc ngủ của bé đồng thời hướng dẫn ba mẹ tạo môi trường để bé ngủ ngon, sâu giấc hơn.
Khi mới chào đời, bé có thể chưa phân biệt được thế giới bên ngoài và bụng của mẹ. Bé cơ bản sẽ ngủ suốt và chỉ thức dậy để bú. Nhiều bé có thói quen “ngủ ngày cày đêm” làm ba mẹ cảm thấy khá mệt mỏi. Tuy nhiên, kể từ lúc 3 tháng tuổi, bé sẽ quen dần với nhịp sống, có thể ngủ suốt đêm.
Giấc ngủ của bé sơ sinh sẽ chia làm 2 giai đoạn: Ngủ nhanh và ngủ chậm
- Khi bé ngủ nhanh ( REM) : trẻ sẽ nằm mơ, thời gian ngủ nông, mắt cử động nhanh theo chiều trước sau. Giấc ngủ nhanh chiếm gần một nửa thời gian ngủ của bé sơ sinh.
- Khi bé ngủ chậm ( Non REM): Bé sẽ ngủ làm 4 giai đoạn: buồn ngủ- ngủ lơ mơ- ngủ sâu- ngủ rất sâu. Bé có thể bị giật mình và quay lại giai đoạn ngủ lơ mơ đến ngủ sâu hoặc tỉnh giấc.
Nếu trẻ ngủ đủ chu kỳ, bé sẽ bước sang giai đoạn tỉnh giấc yên lặng ( tỉnh táo nhưng vẫn yên lặng) sau đó chuyển sang giai đoạn tỉnh giấc hoạt động ( tỉnh giấc, gây chú ý bằng tiếng khóc). Khi mới tỉnh giấc, bé có thể khó chịu và không hợp tác bú mẹ.
Một số cha mẹ gặp trường hợp trẻ sơ sinh khó ngủ, ngủ ít, thường xuyên gắt ngủ do nhiều nguyên nhân.
- Bé chưa quen với môi trường mới ( tiếng ồn, ánh sáng, không khí…)
- Bé chưa được thay tã, khó chịu, tã ẩm ướt
- Bé bị đói, bé bú chưa đủ sữa
- Nguyên nhân khác: bệnh lý ( ho, sốt, cảm cúm, đau bụng, đầy hơi…), côn trùng đốt
Để khắc phục tình trạng khó ngủ ở trẻ, ba mẹ bắt buộc phải tìm ra nguyên nhân khiến bé khó chịu. Nếu bé chưa quen với môi trường, hãy tập cho bé dần dần bằng cách phân biệt ngày đêm. Ba mẹ hãy tạo môi trường ngủ thuận lợi cho bé, gạt bỏ các tác nhân ảnh hưởng không tốt tới giấc ngủ. Cho bé bú đủ no, kiểm tra tã… Nếu sau khi quan sát và khắc phục các tình huống trên mà bé vẫn khó ngủ, ba mẹ hãy đưa bé đi khám tại cơ sở y tế. Bé có thể mắc một số vấn đề về bệnh lý khác làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Nếu bé nhà bạn có thói quen ngủ ngày cày đêm thì phải xử lý thế nào? Những ngày đầu tiên, do bé chưa phân biệt được ngày đêm nên sẽ thức giấc theo ý thích của mình. Đặc biệt, nếu trong thời gian mang thai, mẹ có thói quen thức đêm hoặc bé thường vận động về đêm thì có thể khi chào đời bé vẫn tiếp tục lộ trình đó. Để hạn chế tình trạng này, chúng ta cần xây dựng thói quen cho trẻ giúp bé nhận biết ngày/đêm.
Ví dụ, vào ban ngày, mẹ hãy trò chuyện cùng bé, bật điện sáng, nghe một chút nhạc du dương… tạo môi trường tiếng động vừa đủ để bé quan sát.
Vào ban đêm, mẹ tạo môi trường yên tĩnh cho bé. Mẹ hãy dùng đèn ngủ, bỏ toàn bộ thiết bị điện tử ra phía xa bé, giữ không gian im lặng để bé cảm nhận được buổi đêm.
Bé có thể sẽ không quen ngay lập tức với ngày/đêm. Tuy nhiên, phần lớn các bé sau 3 tháng tuổi đã có thể phân biệt, bé ngủ cả đêm mà không thức giấc quấy khóc nữa.
Để bé ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn, ba mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau:
Mẹ cũng có thể luyện cho trẻ sơ sinh cách tự ngủ. Việc rèn luyện thói quen đi ngủ đúng giờ, đủ giấc và tự ngủ sẽ giúp mẹ nhàn, con khỏe. Ở các bài viết tiếp theo, Smee sẽ cùng ba mẹ tìm hiểu một số phương pháp rèn luyện giúp bé tự ngủ. Với những thông tin cơ bản về giấc ngủ ở trẻ sơ sinh, Smee hy vọng ba mẹ có thể áp dụng và thực hiện thành công với em bé của mình. Chúc ba mẹ và các bé mạnh khỏe.
Viết bình luận